Khởi công 2 dự án bảo tồn, tôn tạo Khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh
Mồ mả 'bủa vây' khu dân cư
Khoảng 12 giờ trưa nay, mưa rào cũng xuất hiện một số nơi trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng.
63.000 thí sinh thử đăng ký thi tốt nghiệp THPT
Công ty vàng bạc đá quý Bảo Tín Minh Châu 2 lần tăng giá vàng nhẫn tổng cộng 400.000 đồng/lượng, lên 92,4 triệu đồng chiều mua vào, bán ra 93,9 triệu đồng. Công ty Phú Quý 4 lần điều chỉnh giá, mỗi lần 100.000 đồng, mua vào lên 92,3 triệu đồng, bán ra 93,8 triệu đồng. Tập đoàn Doji tăng mỗi lượng 300.000 đồng, mua vào lên 92,4 triệu đồng, bán ra 93,8 triệu đồng. Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn - SJC cũng tăng mỗi lượng vàng nhẫn thêm 300.000 đồng so với mức đầu ngày, lên 91,6 triệu đồng chiều mua vào, bán ra 93,3 triệu đồng… Vàng nhẫn tiến sát 94 triệu đồng/lượng - mức giá cao nhất trên thị trường từ trước đến nay.Vàng miếng SJC cũng lập mức giá kỷ lục mới ở 93,3 triệu đồng/lượng. Mức giá cao nhất trước đó 93,1 triệu đồng/lượng thử thách nhiều lần cũng bị phá khi vàng miếng SJC tăng thêm thêm 300.000 đồng/lượng trong sáng 12.3. Các công ty kinh doanh vàng mua vàng miếng SJC 91,6 triệu đồng, bán ra 93,3 triệu đồng. So với vàng miếng SJC, giá bán vàng miếng SJC hiện thấp hơn 500.000 - 600.000 đồng/lượng.Một điểm khá lạ trên thị trường sáng 12.3 đó là giá kim loại quý thế giới không biến động nhiều so với đầu ngày, xoay quanh 2.916 USD/ounce. Sở dĩ giá vàng trong nước tăng nhanh hơn thế giới, theo một số đơn vị kinh doanh, là do nguồn vàng nguyên liệu trong nước sản xuất vàng nhẫn hiện khan hiếm đã đẩy giá lên cao. Trong khi đó, nhu cầu vàng nhẫn dù không mạnh nhưng vẫn có trên thị trường.Từ đầu năm đến nay, giá vàng nhẫn đã tăng thêm gần 10 triệu đồng mỗi lượng, tương đương 11,8%. Vào năm 2024, vàng nhẫn đã tăng giá mạnh 20,8 triệu đồng/lượng, thêm 32,3%. Như vậy, những năm gần đây, tốc độ tăng giá của vàng nhẫn nhanh hơn nhiều so với vàng miếng SJC đã tạo sức hút người tiêu dùng hơn.
Sáng 3.2, tại trụ sở T.Ư Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì hội nghị công bố các quyết định của Bộ Chính trị về việc thành lập, chỉ định nhân sự của 4 đảng bộ trực thuộc T.Ư, gồm: Đảng bộ các cơ quan Đảng T.Ư, Đảng bộ Chính phủ, Đảng bộ Quốc hội và Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể T.Ư.Tổng Bí thư cũng trao các quyết định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy, mối quan hệ công tác của 3 cơ quan Đảng ở T.Ư, gồm: Văn phòng T.Ư Đảng; Ban Tuyên giáo - Dân vận T.Ư; Ban Chính sách, Chiến lược T.Ư (trước là Ban Kinh tế T.Ư).
Tesla chấp nhận bồi thường vụ tai nạn khiến một kỹ sư Apple qua đời
Ngày 10.1, UBND Q.Ngũ Hành Sơn khánh thành và khai mở tượng danh nhân của giáo sư, viện sĩ, thiếu tướng Trần Đại Nghĩa.Công trình tượng danh nhân Trần Đại Nghĩa có phần tượng cao 2 m, rộng 1,2 m, sâu 1m; phần đế cao 2,2 m, ngang 1,5 m, sâu 1,2 m; được lắp đặt trang trọng ở khu công viên vườn dạo nút giao thông đường Trần Đại Nghĩa - Huỳnh Bá Chánh (P.Hòa Hải, Q.Ngũ Hành Sơn). Tượng dựng tại tuyến đường mang tên người anh hùng lao động đầu tiên, tiêu biểu của đất nước, nhằm tạo nên địa chỉ đỏ, làm giàu thêm truyền thống văn hóa, lịch sử hào hùng của Q.Ngũ Hành Sơn để giáo dục lịch sử cho học sinh, sinh viên.Dịp này, Q.Ngũ Hành Sơn cũng trao bảng ghi nhận Tấm lòng vàng đối với ông Nguyễn Lợi, chủ cơ sở điêu khắc đá mỹ nghệ Nguyễn Lợi, đơn vị tài trợ chế tác và lắp đặt công trình tượng danh nhân Trần Đại Nghĩa.Đây là công trình tượng danh nhân thứ 11 được dựng trên các tuyến đường ở Q.Ngũ Hành Sơn. Các tượng dựng trên các tuyến đường trước đó gồm tượng các danh nhân: Võ Nguyên Giáp, Lê Văn Hiến, Hồ Xuân Hương, Sư Vạn Hạnh, Mai Đăng Chơn, Huyền Trân Công Chúa, Trần Đại Nghĩa, Minh Mạng, Võ Chí Công, Nguyễn Duy Trinh, Phan Tứ. Ngoài ra, còn có bảng chỉ dẫn địa danh Ngũ Hành Sơn.Các tác phẩm do Làng nghề điêu khắc đá mỹ nghệ Non Nước (Q.Ngũ Hành Sơn) thực hiện nhằm phát huy truyền thống làng nghề hàng trăm năm và tôn vinh các nghệ nhân điêu khắc đá.Anh hùng lao động, giáo sư, viện sĩ, thiếu tướng Trần Đại Nghĩa tên thật là Phạm Quang Lễ (1913 – 1997), quê quán H.Tam Bình (Vĩnh Long), có quá trình học tập xuất sắc với các môn khoa học tự nhiên, sau 11 năm du học và làm việc tại Pháp, ông theo lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh năm 1946, về nước phục vụ cách mạng.Bác Hồ đặt tên mới cho ông là Trần Đại Nghĩa và giao ông làm Cục trưởng Cục Quân giới (nay là Tổng cục Công nghiệp quốc phòng).Năm 1948, ông được phong thiếu tướng, là 1 trong 11 vị tướng đầu tiên của quân đội nhân dân Việt Nam và là 1 trong 3 người được phong danh hiệu anh hùng lao động đầu tiên của Việt Nam vào năm 1952.Trước đó, cuối tháng 12.2024, Đồn Biên phòng Phú Lộc (Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng TP.Đà Nẵng) khánh thành tượng Bác Hồ với chiến sĩ biên phòng nhân dịp 80 năm ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày quốc phòng toàn dân.Tượng Bác Hồ với chiến sĩ biên phòng được chế tác bằng đá nguyên khối, nặng 1,5 tấn, cao 1,27 m, rộng 1 m, tổng chiều cao của tượng và phần đế là 3,83 mét.Mặt trước bệ tượng khắc ghi câu thơ Bác Hồ tặng cán bộ chiến sĩ tại Đại hội chiến sĩ thi đua lần thứ nhất của lực lượng công an nhân dân vũ trang (nay là bộ đội biên phòng) ngày 2.3.1962 tại Hà Nội.Tượng được phỏng theo tác phẩm "Nghe lời non nước" của tác giả Vũ Trọng Khôi, khắc họa hình tượng Bác Hồ đang ân cần căn dặn dò chiến sĩ biên phòng trân trọng, nâng niu từng tấc đất biên cương, quyết tâm giữ gìn trọn vẹn bờ cõi non sông.